Tiền đã dịch chuyển (một cách bất ổn) như thế nào
Đây là bài viết thứ ba trong series Từ tiền cũ sang Tiền Thông Minh, nếu bạn chưa đọc qua hai bài viết trước, chúng tôi khuyên bạn Bắt đầu tại đây.
Có bao giờ bạn tự hỏi lý do tại sao chúng ta chỉ có thể chuyển
tiền trong giờ hành chính hay chưa? Tại sao phải mất nhiều ngày
liền để tiền được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác? Tại
sao mọi ứng dụng và sản phẩm mà bạn dùng đều có hạn chế về khối
lượng tiền mà bạn có thể chuyển đi? Tại sao bạn chỉ được trả lương
hai lần trong một tháng?
Chúng ta sẽ lướt qua nhanh một trong tình huống trong đấy—nhưng có
một chiếc hang thỏ vô tận về những quy định ngầm, những quy luật
bất thành văn, các "phương pháp tốt nhất" trong ngành ngân hàng,
và những bộ xương khô trong tủ áo mà bạn có thể đi xuống khám phá
(và chúng ta đang làm thế!).
Câu trả lời đơn giản cho tất cả những câu hỏi này đều tương tự như
nhau: ngày nay, các tổ chức tài chính chuyển tiền bằng cách tận
dụng những quy trình đã được họ sử dụng từ những năm 1970. Hầu hết
mọi "bản nâng cấp" hoặc "cải tiến" từ thời điểm đó đều xoay quanh
việc xây dựng trên cùng một nền tảng vốn đã lỗi thời. Thật bất ngờ
khi những tổ chức này có thể tồn tại lâu đến như vậy—nhưng những
vết nứt đã bắt đầu hiện rõ.
Để hiểu rõ hơn về cách vận hành của dòng tiền "hiện đại", việc đầu tiên ta cần làm là nhìn lại quá khứ.
Công ty Chuyển Phát Nhanh Pony
Được thành lập vào những năm 1860, Công ty Chuyển Phát Nhanh Pony
là một mạng lưới bao gồm 186 trụ sở được đặt cách nhau 10 dặm để
những túi thư và văn kiện có thể được chuyển nhanh đến khắp các
địa điểm trên toàn quốc. Ví dụ:
- Một người ở California có thể gửi tiền vào một tờ séc, ban đầu được gửi từ St. Louis, ở một ngân hàng địa phương.
- Tờ séc ấy sau đó sẽ được gửi đi (cùng ngày với những lá thư khác) đến một ngân hàng vùng, như Sacramento chẳng hạn.
- Ngân hàng ở Sacramento sau đó sẽ cho tờ séc này vào kiện tiếp theo để gửi tiếp đến cho ngân hàng lớn nhất ở St. Louis.
- Nếu người gửi ban đầu không phải là khách hàng của chính ngân hàng đó, thì tờ séc sẽ bị gửi đến trung tâm thanh toán bù trừ ở địa phương.
-
Tại trung tâm thanh toán bù trừ, họ sẽ đưa lại tờ séc cho người
nhận ở đúng ngân hàng, rồi sau đó nó sẽ được ghi nợ vào tài
khoản người gửi.
Ở mỗi bước của quá trình đó (từ một ngân hàng địa phương ở
California đến ngân hàng vùng ở Sacramento đến ngân hàng St. Louis
đến ngân hàng ở đầu cuối), ngân hàng sẽ mở cho bạn một giấy chứng
minh vay mượn với ngân hàng trước.
Vào cuối mỗi ngày, một loạt các ngân hàng sẽ nợ lẫn nhau do tờ séc
của khách hàng cứ bị chuyển đến rồi chuyển đi. Cuối cùng, trung
tâm thanh toán bù trừ sẽ ghi nhận tất cả các khoản nợ và thông báo
cho các ngân hàng biết liệu họ có đang trong tình trạng nợ tiền
("nợ ròng") và cần phải giao nhiều tiền hơn hay không, hoặc liệu
họ có đang trong tình trạng "tín dụng ròng" và có thể rút tiền hay
không. Đây gọi là một "hệ thống thanh toán ròng."
Cuối cùng, khi tờ séc đã được thanh toán, một chuỗi phản ứng sẽ
dọn sạch các khoản nợ.
Tất cả những việc này đều là sự thật, trừ phần cuối: dù theo lý
thuyết thì một giao dịch nên là một phần chủ chốt của quá trình
này, nhưng Pony Express bị giới hạn về sức chứa và rất đắt đỏ. Vậy
nên thực tế thì ngân hàng của người thanh toán không bao giờ gửi
xác nhận đến cho ngân hàng của người nhận thanh toán.
Thông tin duy nhất mà ngân hàng của người nhận thanh toán ở
California nhận được là liệu có phải tờ séc chưa được
dọn sạch hay không. Nhưng việc nhận thông tin này không
hề có thời hạn—điều này có nghĩa là không hề có khoảng thời gian
cố định mà sau đó, ngân hàng ở California có thể tự tin nói rằng
số tiền đều ổn cả. Không có tin tức nào, mà những ngân hàng này
nhận được, là tin tốt cả. Bạn có thấy việc này có thể trở thành
một vấn đề hay không?
Ngân hàng ở California đã cần phải cho phép khách hàng truy cập
vào tài khoản của họ ngay tức thì, nhưng cùng lúc đó, nhận viên
không có một khoảng thời gian nhất định để họ nhận ra rằng họ
không phải chịu trách nhiệm cho một tấm séc không tốt.
Không có ngân hàng nào biết được trạng thái tài khoản của tất cả
mọi khách hàng, tại bất cứ mọi thời điểm nào. Ắt hẳn bạn đã nghe
câu chuyển về "tấm chi phiếu giả" và những trò lừa đảo khác trước
đây—sự suy yếu của thống tài chính này chính là nguyên nhân cho
phép những việc này xảy ra.